Độ âm thanh xe hơi cho người mới - Hướng dẫn từng bước hiệu quả nhất!
logo

Độ âm thanh xe hơi là nhu cầu phổ biến của người dùng ô tô hiện nay. Bất kỳ ai khi lái xe đều muốn có một không gian giải trí và thư giãn chất lượng. Đặc biệt là với những người thích nghe nhạc và thường xuyên di chuyển bằng ô tô. Tuy nhiên, chất lượng của hệ thống âm thanh xe hơi nguyên bản trên các dòng xe phổ thông chỉ dừng ở mức trung bình để tiết kiệm chi phí sản xuất. Vì vậy, nhu cầu độ âm thanh xe hơi, nâng cấp loa ô tô, âm ly, đầu phát, đang ngày càng tăng trong những năm gần đây. 

âm thanh xe hơi vinfast

Kiến thức cơ bản về âm thanh 


Tai người nghe thấy âm thanh bằng cách nào?

Bên trong tai người có một màng da gọi là màng nhĩ. Áp suất trong không khí biến đổi liên tục sẽ tác động đến màng nhĩ làm chúng rung lên. Khi màng nhĩ rung lên, não bộ sẽ dịch các rung động này thành âm thanh. Đó là cách con người nghe. 

Một vật thể tạo ra âm khi nó rung động trong không khí. Khi vật thể rung động, nó làm các hạt khí xung quanh chuyển động theo. Các hạt khí này lại tác động lên các hạt khí bên cạnh nó chuyển động tiếp, từ đó mang theo rung động truyền qua không khí đến tai người. 

“Đối với thính giác con người, âm thanh là sự dao động của các phân tử không khí, và lan truyền trong không khí, va đập vào màng nhĩ, làm rung màng nghĩ và kích thích bộ não”.

3 dải tần số đặc trưng của âm thanh

Tần số là một trong những đặc cơ bản của âm thanh, được đo bằng đơn vị Hertz (Hz), cho biết số lần dao động thực hiện được trong 1 giây. Thính giác con người nghe được dải tần số từ khoảng 20 Hz đến khoảng 20.000 Hz, gồm 3 khoảng âm là:  

  • Âm bass (âm trầm)
    • Low bass: 20 Hz - 80 Hz
    • Bass: 80 Hz - 320 Hz
    • Upper bass: 320 Hz - 500 Hz
  • Âm mid (âm trung)
    • Low mid: 500 Hz - 1.000 Hz
    • Mid: 1.000 Hz - 2.000 Hz
    • High mid: 2.000 Hz - 6.000 Hz
  • Âm treble (âm cao)
    • Treble: 6000 Hz - 20.000 Hz

Tìm hiểu âm thanh trong âm nhạc

Bất cứ một bản nhạc hay nguồn âm nào phát ra cũng đều dựa trên 3 dải âm Bass - Mid - Treble.

Trong đó, âm bass được thể hiện với các nhạc cụ như trống, guitar bass….Tiếng bass tiêu chuẩn được đánh giá là sâu, căng, tròn và có lực. Ngược lại, bass dở sẽ ù, nặng nề, mỏng, ngắn và thiếu lực.

Âm mid là dải âm phổ biến nhất trong tự nhiên (giọng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng kêu của đa số loài động vật…), đôi tai chúng ta nhạy cảm nhất và cũng đánh giá chính xác nhất ở dải tần số này. Âm Mid được coi là tốt khi có sự rõ ràng, chi tiết và trong trẻo. 

Âm treble là tiếng leng keng, tí tách của nhạc cụ kim loại phối khí trong bản nhạc. Nếu như âm bass là xương sống dẫn nhịp cho 1 bản nhạc, âm trung là cái hồn thì âm treble tốt sẽ tạo nên độ chi tiết, sinh động và tạo điểm nhấn quyết định đến chất lượng âm thanh.

Những thể loại nhạc khác nhau sẽ yêu cầu những chất âm khác nhau. Ví dụ:

Với nhạc mạnh như EDM, Remix, Hip Hop... thì âm bass sẽ đóng vai trò chính trong việc quyết định chất lượng bài nhạc. Cụ thể, tiếng bass ở đây phải chắc, khỏe, nhanh gọn và dứt khoát. Ngược lại, với thể loại nhạc Pop, Ballad thì âm bass phải xuống sâu, mềm mại và tinh tế hơn. 

Trong khi đó, những bản nhạc trữ tình, bolero sẽ yêu cầu nhiều đến dải âm mid - treble để thể hiện rõ ràng giọng ca sỹ, độ chi tiết và sắc bén của âm thanh nhạc cụ.

Kiến thức cơ bản về âm thanh xe hơi


Các thiết bị trong hệ thống âm thanh xe hơi cơ bản

Âm thanh xe hơi được tạo thành từ 4 thiết bị chính, gồm có: file nhạc, đầu phát, amplifier (âm-ly) và loa. 

File nhạc là yếu tố đầu tiên trong hệ thống âm thanh xe hơi. Hiện nay, chúng ta thường tiếp xúc với 3 nhóm định dạng phổ biến gồm: không nén (uncompressed), nén nhưng bảo toàn nội dung (lossless - không mất) và nén không bảo toàn nội dung (lossy - mất nhiều).

  • FLAC là định dạng nén nhưng bảo toàn nội dung (lossless) thường gặp nhất. Định dạng này được thiết kế để lưu trữ âm thanh giống WAV nhưng được nén bằng các giải thuật khác nhau. Một file định dạng FLAC có cùng tần số lấy mẫu sẽ có dung lượng chỉ bằng ½ dung lượng file WAV. Theo đó, bài nhạc 1 phút định dạng FLAC sẽ có dung lượng khoảng 5MB.
  • WAV là định dạng không nén (uncompresed) phổ biến nhất. Loại định dạng này là nguyên bản, tương tự bản thu studio hay đĩa CD, không bị nén và có dung lượng lớn. Theo chuẩn định dạng này, cứ mỗi giây, âm thanh sẽ được lấy mẫu với tần số 44.1 KHZ (44100 lần/giây), mỗi mẫu được diển tả bởi 16 bit dữ liệu. Ví dụ, bài nhạc 1 phút sẽ có dung lượng khoảng 10,1 MB.
  • MP3  là định dạng nén không bảo toàn nội dung (lossy) nhiều nhất hiện nay. Nhạc MP3 thường được nén bằng 1/10 so với WAV, tức là 1 phút nhạc MP3 chỉ tốn dung lượng khoảng 1MB.  Do đó, các file nhạc MP3 thường rất nhẹ, dễ chia sẻ rộng rãi nhưng chất lượng rất thấp.

Các file nhạc có dung lượng lớn như WAV, FLAC thường được lưu trữ qua USB, đĩa CD, máy phát nhạc. Trong khi đó, các file nhẹ hơn như mp3 thì có thể lưu sẵn trong điện thoại cá nhân, hoặc đăng tải trên các website nghe nhạc trực tuyến. 

Đầu phát (Head-unit) có chức năng chính là đọc file nhạc từ đĩa CD, USB hoặc từ điện thoại cá nhân bằng đường AUX, Bluetooth. Cấu hình của đầu phát càng hiện đại thì càng đọc được file nhạc chất lượng cao. 

Ngoài ra, đầu phát còn có một số chức năng khác là điều chỉnh các tham số như âm lượng, âm sắc, chỉnh độ trễ (Delay), cân bằng (EQ)...trong căn chỉnh âm thanh xe hơi (thường chỉ xuất hiện trên các đầu phát cao cấp).

đầu phát âm thanh xe hơi

Âm ly (amplifier) là thiết bị nhận tín hiệu âm thanh từ nguồn phát. Đây là thiết bị không thể thiếu trong các cấu hình âm thanh. Chức năng chính của amplifier là khuếch đại tín hiệu âm tần từ đầu phát lên mức cao hơn, cung cấp cho một hoặc nhiều loa trong hệ thống âm thanh. Nếu không có ampli thì loa sẽ không kêu được. 

Ampli được đặc trưng bởi 2 thông số: công suất và số kênh. Thông thường, công suất thực tế của ampli sẽ phải cao hơn công suất loa từ 20 - 30%. Khi công suất ampli quá kém so với công suất loa sẽ dẫn đến việc méo tiếng, chất lượng âm thanh kém ở các dải trầm, thiếu chiều sâu. Không chỉ vậy, hiện tượng méo tiếng sẽ dẫn đến việc loa di chuyển sai quy trình, làm voice coil của loa nóng lên, dễ cháy. Trong khi đó, số kênh sẽ tương ứng với số loa mà ampli đó có thể đánh.

Nếu xét về hiệu năng, ampli được chia thành 4 dòng chính gồm: Class A; Class B; Class AB; Class D.

Bạn có thể hiểu như sau:  

  • 1kg gạo nấu 0.8 lít rượu bình thường là class D (100W điện vào cho ra khoảng 80W ra loa)
  • 1kg gạo nấu 0.7 lít rượu ngon hơn một chút là class B (100W điện vào cho ra khoảng 70W ra loa).
  • 1kg gạo nấu 0.5 lít rượu nghĩa là nặng hơn tỷ lệ 1/0,7 ở trên, là class AB (100W điện vào cho ra khoảng 50W ra loa).
  • 1kg gạo nấu được 0,2 lít rượu ngon đặc biệt là class A (100W điện vào cho ra khoảng 20W ra loa).

Tức là, trên cùng một công suất đầu vào, nếu như công suất đầu ra càng lớn thì Ampli đó hao tốn ít điện năng và cho một công suất lớn, nhưng hiện tượng méo âm sẽ xảy ra với biên độ lớn hơn. Ngược lại, khi sử dụng class A sẽ tái tạo một chất âm trung thực hơn và giảm dần từ xuống class D.

ampli âm thanh xe hơi

Loa là bộ phận cuối cùng trong cấu hình âm thanh xe hơi. Thiết bị này có chức năng biến đổi điện năng từ ampli thành cơ năng, dẫn đến các dao động của màng loa, cấu thành sóng âm và tạo ra âm thanh đến tai người nghe. 

Loa ô tô được đặc trưng bởi 4 thông số gồm:

  • Công suất loa (W): cho biết độ lớn âm lượng của loa.
  • Tần số: thể hiện khả năng tái tạo âm thanh của loa thuốc dải tần tương ứng.
  • Độ nhạy: phản ánh độ lớn của âm thanh mà loa phát ra. Độ nhạy của loa lớn thì chỉ cần ampli công suất nhỏ để đáp ứng và ngược lại.
  • Trở kháng: thể hiện giá trị điện trở của loa. Điện trở càng lớn thì loa vận hành sẽ ổn định và kết hợp được ampli hiệu quả hơn. 

Nếu phân loại theo tần số, loa ô tô có 3 loại: 

  • Loa bass
  • Loa mid
  • Loa treble

Tần số càng cao thì cần màng loa dao động càng nhanh. Muốn màng loa dao động càng nhanh thì kính thước của màng loa phải càng nhỏ. Vì vậy, loa treble đáp ứng dải tần cao nhất nên có kích thước nhỏ nhất. Loa bass có dải tần thấp nhất nên kích thước lớn nhất. 

loa âm thanh xe hơi

Nếu phân loại theo cấu tạo, loa ô tô có 2 loại:

  • Loa đồng trục (coaxial): các loa được lắp trên cùng 1 trục.
  • Loa thành phần (component): các loa tách rời và có thêm bộ phân tần. 

loa cánh ô tô

Một hệ thống âm thanh xe hơi chất lượng là sự phối ghép nhuần nhuyễn 4 thiết bị trên. Nếu file nhạc đầu vào chỉ là mp3 thì dù loa cao cấp cũng chỉ cho ra chất âm trung bình. Nếu file nhạc đầu vào là lossless, loa cao cấp nhưng ampli không đủ công suất để kéo thì cũng cho chất âm trung bình. 

Hệ thống âm thanh xe hơi xe phổ thông có gì?

Tại thị trường Việt Nam, trang bị âm thanh trên các dòng xe phổ thông gồm 2 phần chính là đầu phát và loa.

Đầu phát thường có chipset cấu hình thấp để tiết kiệm chi phí sản xuất, vì vậy chỉ đọc được các loại nhạc phổ thông như mp3. Ampli tích hợp sẵn bên trong đầu phát cũng có công suất nhỏ (khoảng 25 - 50W/kênh), chỉ đủ đáp ứng các dàn loa đơn giản, chất lượng trung bình.

Loa cánh cửa theo xe thường có đường kính 6,5-inch, phần nam châm mỏng, công suất thấp khoảng 40 watts, không có bộ phân tần và lấy tín hiệu trực tiếp từ đầu phát. Loa treble có kích thước nhỏ hơn, đường kính khoảng 2-inch, bố trí ở cột B hoặc trên táp-lô xe.

he thong am thanh xe hoi nguyen ban

Các dòng xe tầm giá 600 triệu trở xuống như Toyota Vios, Hyundai Accent, KIA Morning, Hyundai i10...thường có 4 loa (2 loa cánh trước, 2 loa cánh sau). Các dòng xe từ 600 triệu đến 1 tỷ như Hodna Civic, KIA Cerato, Mazda CX-5... thì có từ 6 - 8 loa (thêm loa trung tâm trên táp-lô, loa treble ở cột A hoặc phía sau, gần cột D). 

Trên các phiên bản cao cấp, 1 số hãng xe liên kết với thương hiệu âm thanh để trang bị hệ thống chất lượng hơn. Ví dụ như loa Bose trên Mazda CX-5 2.5, loa JBL trên Toyota Camry 2.5Q hay loa Focal trên Peugeot 5008 AL.

Cách độ âm thanh xe hơi theo tầm tiền cho người mới


Với trang bị tiêu chuẩn, hệ thống âm thanh xe hơi chỉ đáp ứng được hiệu suất thấp. Khi mở nhạc mạnh như EDM, nếu bật to sẽ rè, méo tiếng và bị rối. Nếu bật nhạc trữ tình, bolero thì khi lên cao tiếng sẽ bị đanh và chói.

Đây chính là lí do vì sao những người yêu âm nhạc muốn nâng cấp âm thanh xehơi. Một hệ thống âm thanh xe hơi chất lượng sẽ phát ra những bài nhạc giàu cảm xúc, giúp bạn thư giãn rất nhiều mỗi khi đi trên ô tô, đặc biệt là lúc tắc đường và khi đi chơi xa. 

Độ âm thanh xe hơi chính là nâng cấp tổng thể hệ thống nguyên bản gồm cả file nhạc, đầu phát, amply và loa. Vì như đã nói ở trên, cả 4 thiết bị này phải phối hợp nhuần nhuyễn thì chất lượng bài nhạc mới đạt mức độ tốt nhất. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phải nâng cấp cả 4 thiết bị cùng 1 lúc.  Người chơi có thể nâng cấp lần lượt và thay đổi dần theo nhu cầu của bản thân. 

Độ âm thanh xe hơi từ 5 - 10 triệu đồng

Lắp thêm loa sub điện là cách cơ bản nhất được nhiều người áp dụng để nâng cấp âm thanh xe hơi. Loa sub điện bổ sung dải âm trầm (bass) - “xương sườn” của mỗi bài nhạc và cũng là chất âm dễ nhận biết nhất. Giải pháp lắp loa sub điện phù hợp với nhu cầu thường xuyên nghe nhạc edm, nhạc remix.

Loa sub điện được thiết kế dạng thùng, tích hợp sẵn ampli công suất nhỏ bên trong, thường lắp dưới ghế phụ hoặc đặt sau cốp, khoang hành lý. Giá hoàn thiện 1 loa sub điện chính hãng dao động từ 5,5 - 8 triệu đồng. Một số thương hiệu loa sub điện được ưa chuộng là DLS, Focal, Awave, Nakamichi, Hertz, Helix.

  • Loa sub điện Nakamichi NBF 8.1A: 2.800.000đ
  • Loa sub điện Awave V5: 4.350.000đ
  • Loa sub điện DLS ACW10: 7.500.000đ

Xem video nghe thử các dòng loa sub điện phổ biến:

Nâng cấp 4 loa cánh cửa. Giải pháp nâng cấp âm thanh xe hơi này phù hợp với gu nghe nhạc đa dạng, từ nhạc pop, ballad đến bolero. Loa độ được các thương hiệu âm thanh sản xuất có nam châm lớn hơn, chất liệu màng loa tốt hơn để cải thiện khả năng dao động, từ đó tạo nên chất âm khác biệt. Ngoài ra, loa độ còn có thiết bị phân tần, chia các dải tần số ra các vị trí loa tương ứng. Dải treble cho loa treble. Dải bass cho loa bass. Tầm giá 5 - 10 triệu đồng, bạn có thể thay 2 cặp loa cánh Focal, công suất vừa đủ để tận dụng đầu phát nguyên bản, không cần lắp thêm ampli. 

  • Loa cánh trước Focal Auditor Series RSE 165: 4.000.000đ 
  • Loa cánh sau Focal Auditor Series RCX-165: 3.200.000đ 

Xem video mở hộp các dòng loa cánh cửa ô tô phổ biến:

Nâng cấp cặp loa cánh trước và lắp thêm loa sub điện. Dành cho những người thường xuyên lái xe 1 mình, ít khi ngồi hàng ghế sau.

  • Loa sub điện DLS ACW10: 6.850.000đ
  • Loa cánh trước DLS MB6.2: 4.900.000đ 

Độ âm thanh xe hơi từ 10 đến 25 triệu đồng

Nâng cấp 4 loa cánh, lắp thêm 1 loa sub điện và cách âm chống ồn 4 cánh cửa. Giải pháp nâng cấp âm thanh xe hơi này cơ bản đáp ứng đều các dải âm bass - mid - treble. 

  • Loa cánh trước Focal ACCESS Series 165 AS: 7.500.000đ
  • Loa cánh sau Focal ACCESS Series 165 AC: 5.000.000đ
  • Loa sub điện DLS ACW10: 6.850.000đ
  • Cách âm chống ồn 4 cánh cửa: 6.500.000đ

Cách âm chống ồn là giải pháp giảm thiểu độ ồn của xe nguyên bản. Khác với môi trường âm học ở nhà, môi trường âm học trên xe chịu rất nhiều tiếng ồn. Tiếng ồn từ động cơ, tiếng lốp xe, tiếng vọng trong cabin...Trong khi đó, cách âm nguyên bản trên các dòng xe dưới 1 tỷ đồng chỉ dừng ở mức trung bình để giảm chi phí sản xuất. Điều này dẫn đến việc người sử dụng xe khó chịu, ù tai, hay thậm chí là mệt mỏi nếu đi xa. Vì vậy, cách âm chống ồn cho xe là rất cần thiết, Ngoài ra, cách âm chống ồn còn tạo không gian chắc chắn, ít rung lắc ở cánh cửa, giúp tiếng bass mạnh hơn, tiếng mid rõ ràng hơn. Từ đó, kĩ thuật viên sẽ có tối ưu được điều kiện căn chỉnh âm thanh x ehơi. 

Nâng cấp 4 loa cánh, lắp thêm 1 loa sub điện và thay đầu phát

  • Loa cánh trước DLS MC6.2: 6.500.000đ
  • Loa cánh sau DLS M226: 2.800.000đ
  • Đầu phát Alpine/Pioneer hoặc màn Android: ~ 7.500.000đ
  • Loa sub điện Awave: 4.350.000đ
  • Cách âm chống ồn 4 cánh cửa: 6.500.000đ

Độ âm thanh xe hơi trên 30 triệu đồng

Ở tầm giá này, người chơi bắt đầu nâng cấp cả 4 yếu tố: 1 file nghe nhạc chất lượng cao, 1 đầu phát có chip xử lý hiện tại, hệ thống loa cao cấp và âm ly đủ công suất để kéo. Ngoài ra, dán cách âm 4 cửa để tạo môi trường âm học tốt nhất. 

Xem video giới thiệu các cấu hình nâng cấp âm thanh xe hơi phổ biến:

Lưu ý trước khi độ âm thanh xe hơi


Chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và chi phí cá nhân

Không chạy theo số đông. Hãy xác định rõ nhu cầu của bản thân (phục vụ bản thân, gia đình), gu nhạc thường nghe và mức chi phí sẵn sàng bỏ ra để nâng cấp. Đặc biệt. hãy chọn những sản phẩm phù hợp với thiết kế, cấu tạo của xe

Chọn sản phẩm chính hãng, rõ nguồn gốc

Loa ô tô, đầu phát ô tô, âm ly ô tô, cách âm ô tô...chính hãng sẽ cho chất lượng tốt nhất. Gíup bạn tiết keiẹm thời gian. 

Nghe thử trước khi quyết định

Hãy đến các cửa hàng có sẵn phòng nghe thử và xe demo âm thanh. Việc nghe thử trong phòng test và xe demo giúp bạn cảm nhận rõ hơn chất lượng của bộ loa, đầu phát, ampli mà mình muốn nâng cấp. 

Chọn những cơ sở thi công đúng kỹ thuật

Sử dụng các phụ kiện, thiết bị chuyên cho âm thanh xe hơi như cầu chì, dây tín hiệu, dây nguồn....

Các thương hiệu âm thanh xe hơi phổ biến trên thị trường


Hiện tại có rất nhiều thương hiệu âm thanh xe hơi gia nhập thị trường Việt Nam. Mỗi thương hiệu đều có những thế mạnh riêng, định vị ở từng phân khúc khác nhau và phục vụ những tệp khách hàng riêng. Đặc điểm chung của các thương hiệu này là đều đa dạng về sản phẩm, mong muốn mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm và lựa chọn. Sau đây là một số thương hiệu âm thanh xe hơi đang được nhiều người tin dùng và đánh giá cao:

Độ loa Focal 

FOCAL là thương hiệu âm thanh của Pháp, thành lập từ năm 1970. Trong âm thanh xe hơi, Focal sản xuất loa cánh cửa, loa sub điện, loa sub hơi, ampli và bộ xử lý tín hiệu. Một số dòng sản phẩm Focal rất được ưa chuộng tại Việt Nam là Focal Access, Focal Flax, Focal Elite...

 

Độ loa DLS

DLS là thương hiệu âm thanh hi-end lâu đời của Thụy Điển (thành lập từ 1970), nổi tiếng với ⁣những sản phẩm có chất âm ấm áp với các dải trung cao mềm mại. Từ năm 2009, loa DLS đã được trưng bày và lấy làm dòng tham chiếu tại triển lãm Hi-End VietNam.

Trong âm thanh xe hơi, DLS chuyên sản xuất loa cánh, loa sub hơi, loa sub điện, amplifier và bộ xử lý tín hiệu. Một số sản phẩm biểu đã giành được nhiều cúp tại các giải đấu âm thanh xe hơi EMMA (từ châu Âu đến châu Á) là DLS UPi36, DLS Nordica 12-inch, DLS CCi4, DLS Cci50...

Độ loa STEG 

STEG là thương hiệu âm thanh hi-end của Italia, vừa đoạt nhiều giải thưởng tại cuộc thi Âm Thanh Xe Hơi EMMA 2020 Thái Lan - thủ phủ của ngành ô tô Đông Nam Á. Các dòng loa STEG nổi tiếng với chất âm Châu Âu, âm bass xuống sâu, âm mid mượt mà, âm treb tách bách, mở nhạc lên là đi vào lòng người.
 

Nâng cấp âm thanh xe hơi tại hệ thống OtoPro


Hệ thống độ xe OtoPro là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực âm thanh xe hơi tại Việt Nam. Tại cuộc thi âm thanh xe hơi Việt Nam EMMA Vietnam 2019, chúng tôi đã giành được 2 giải thưởng quan trọng là Best of Sound cho cấu hình âm thanh hay nhất, và Sound Quality cho cấu hình âm thanh chất lượng với giá trị dưới 2.000Euro. Đây là cuộc thi về âm thanh xe hơi lớn nhất tại Việt Nam, tổ chức theo tiêu chuẩn châu Âu EMMA và được các trọng tài quốc tế chấm điểm.
 

Tất cả sản phẩm âm thanh xe hơi tại hệ thống OtoPro đều được cam kết về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có đội ngũ kĩ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, hiểu sâu về âm thanh xe hơi. Chất lượng sản phẩm, tay nghề thi công âm thanh xe hơi của OtoPro đã được khẳng định qua hơn 500 khách hàng mỗi năm, đa dạng cấu hình lớn nhỏ.

Đến với hệ thống độ xe OtoPro, quý khách hàng sẽ được nghe thử trực tiếp các sản phẩm trong phòng test và các xe demo. Chúng tôi luôn mong muốn quý khách hàng được trải nghiệm thực tế nhất trước khi quyết định. Quý khách hàng có nhu cầu nâng cấp âm thanh xe hơi vui lòng liên hệ hotline OtoPro 0815 355 355 để được tư vấn nhanh nhất! 

 

Tags: Độ âm thanh xe hơi, âm thanh xe hơi

Bài viết liên quan

Độ loa ô tô
Độ đèn ô tô

TIN MỚI NHẤT

OTOPRO - DÀNH CUP CHIẾN THẮNG TẠI CUỘC THI ÂM THANH XE HƠI EMMA 2022

OTOPRO - DÀNH CUP CHIẾN THẮNG TẠI CUỘC THI ÂM THANH XE HƠI EMMA 2022

Sự kiện thi đấu âm thanh xe hơi EMMA 2022
[HN] OTOPRO TUYỂN DỤNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP

[HN] OTOPRO TUYỂN DỤNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP

TUYỂN DỤNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KHU VỰC HÀ