Độ đèn ô tô cần lưu ý gì? Kinh nghiệm độ bi LED, bi xenon, bi Laser 


Độ đèn là giải pháp tăng sáng và tăng tính thẩm mỹ cho xe hơi đang rất được ưa chuộng. Trong đó, độ đèn tăng sáng thường được áp dụng bằng độ đèn pha bi-xenon, bi-led, bi-laser hoặc đèn gầm 2 chế độ pha-cos. Còn độ đèn thẩm mỹ có thể kể đến như độ đèn LED mí silicon, đèn LED gầm, đèn hậu LED. Để đảm bảo an toàn kỹ thuật và tránh các rủi ro không đáng có, cần đặc biệt lưu ý các điều sau. 

Các loại đèn phổ biến


1. Đèn halogen

Đèn pha Halogen là loại đèn pha ô tô cho ánh sáng vàng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, khả năng chiếu sáng tốt đặc biệt ở những cung đường có thời tiết xấu như mưa to và sương mù. Bên cạnh đó, ưu điểm nổi bật của loại đèn pha ô tô này là cấu tạo đơn giản, kích thước đa dạng, chi phí vô cùng tiết kiệm, tuổi thọ lại cao, trung bình khoảng 1000 giờ với công suất là 55 W trong điều kiện chiếu sáng thông thường.

Tuy nhiên, nhược điểm của loại đèn pha ô tô Halogen chính là nhiệt phát ra từ bóng đèn rất lớn, làm hao tốn điện năng cao, đa số năng lượng của đèn chỉ là nhiệt năng phát ra khá vô ích thay vì biến thành quang năng. Đồng thời, do đèn pha Halogen sử dụng dây tóc vonfram nên sẽ dễ bị bốc hơi khi ở nhiệt độ cao, tạo lớp sương trên thủy tinh, vì thế dễ gây cháy hoặc biến dạng chóa đèn và không thể sử dụng được nữa.

2. Đèn xenon

Đèn pha Xenon hay còn được gọi là đèn pha HID - chữ viết tắt của từ “High Intensity Discharge” có nghĩa là “hệ thống ánh sáng cường độ cao”. 

Khả năng phát sáng của đèn khá chậm, bắt đầu từ ánh sáng xanh và sau 3 đến 5 giây mới đạt được ánh sáng trắng cao nhất. Nhiệt độ màu của đèn tương đương nhiệt độ ánh sáng mặt trời từ 4.500 độ K đến 5.500 độ K với công suất là 35 W, tuổi thọ đèn chỉ đạt 2000 giờ. Nếu so với bóng đèn Halogen thì đèn pha Xenon có tuổi thọ cao hơn, tiêu thụ điện năng ít hơn và tỏa sáng mạnh hơn khá nhiều.

Ưu điểm của loại đèn này chính là giúp cho tầm nhìn của người lái được tốt hơn. Hạn chế của loại đèn Xenon hay đèn pha HID này chính là chi phí sản xuất và bảo dưỡng không hề nhỏ do tính chất cấu tạo đèn gồm rất nhiều bộ phận như: bóng xenon, ballast ổn định điện áp và thấu kính hội tụ. Đèn Xenon hiện nay vẫn đang đưa ưa chuộng đối với mẫu xe có giá trung bình và khách hàng có mức tài chính ổn hơn so với mẫu đèn Halogen.

3. Đèn LED

Đèn pha LED xe ô tô hay đèn LED là chữ viết tắt của từ “Light-Emitting Diode” nghĩa là “các điốt bức xạ ánh sáng”, có kích thước nhỏ, có ánh sáng định hướng, là một trong những loại đèn pha có chất lượng tốt nhất và hữu dụng nhất hiện nay.

Bóng đèn pha LED ô tô được chế tạo từ những con chíp bán dẫn có kích thước vài milimet,. Ánh sáng của đèn sẽ phụ thuộc vào chất có trong chíp bán dẫn, điều này giúp các kỹ thuật viên chế tạo bóng đèn LED ô tô theo nhiều kiểu dáng khác nhau dễ dàng và có tính thẩm mỹ hơn các loại đèn pha ô tô khác. Đèn LED chiếu ánh sáng trắng với độ màu đạt từ 5000 đến 6000 độ K, độ sáng đạt gần 1000 Lumen, tuổi thọ lên đến 15.000 giờ. Một trong những ưu điểm nổi bật của loại đèn pha này là chiếu ánh sáng nhanh, không tiêu tốn quá nhiều năng lượng khi khởi động.

4. Đèn Laser

Nhắc đến loại đèn pha ô tô hiện đại nhất, mới nhất và đắt đỏ nhất được sử dụng cho xe ô tô hiện nay không thể bỏ qua chính là đèn pha Laser khi sở hữu một cường độ chiếu sáng xa đến 600m, lượng điện tiêu thụ thì rất thấp, giúp tiết kiệm năng lượng cho xe. Tuy nhiên nhược điểm của loại đèn pha này là lượng nhiệt tỏ ra vô cùng lớn.

Cụ thể như: nếu so với đèn pha LED ô tô thì đèn pah Laser có thể tạo ra nguồn ánh sáng gấp 1000 lần và chỉ tiêu tốn khoảng 1/2 hoặc 2/3 công suất của đèn LED. 

Đèn pha Laser được cấu tạo theo hình thức dùng tia laser chiếu vào thấu kính chứa khí Phốt pho màu vàng để tạo ra ánh sáng màu trắng xanh, bởi tia laser không có khả năng phát sáng tự nhiên. 

Thông thường nếu chiếc xe sử dụng bóng đèn pha Laser sẽ không thể bật chế độ pha, vì thế, đối với khách hàng muốn “nháy pha” thì phải thiết kế thêm đèn Bi-Xenon hoặc đèn LED để hỗ trợ điều này. Hiện nay đèn pha Laser chỉ được dùng thiết kế cho một số xe hạng sang, cao cấp như BMW 7 series, Audi R8 LMX, BMW i8…  

Các loại bi đèn phổ biến


Thấu kính gương cầu Projector (còn gọi là bi cầu) là một thấu kính hội tụ. Thấu kính gương cầu giúp biến đổi chùm sáng thành chùm tia phản xạ hội tụ, giúp ánh sáng tập trung hơn và đi xa hơn. Khi lắp chung với bóng xenon, chip LED và laser sẽ có bi-xenon, bi-LED và bi-Laser. 

1. Bi xenon

Bi Xenon có cấu tạo cơ bản gồm bi cầu, bóng xenon và bộ chuyển đổ pha/cos (nếu dùng chung). Khi có bi cầu, luồng sáng từ đèn Xenon sẽ tập trung, hạn chế gây chói loá cho người đi xe đối diện. 

2. Bi LED

Đèn Bi LED có cấu tạo tương tự bi-xenon nhưng sử dụng chip LED liền khối thay vì bóng xenon.Vì vậy, khi sửa chữa bi LED bắt buộc phải thay nguyên cụm bi.

*Các dòng bi LED được lắp nhiều nhất hiện nay. 

3. Bi Laser

Cấu tạo đèn Laser gồm: buồng cộng hưởng có hoạt chất Laser, hệ thống dẫn quang và nguồn nuôi. Hoạt chất Laser là một chất có khả năng khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức. Nguyên lý hoạt động của đèn Laser dựa vào việc các hạt photon va chạm liên tục vào hoạt chất laser tạo mật độ photon lớn. Cường độ chùm Laser khuếch đại gấp nhiều lần.

Bản thân tia Laser không có thể phát sáng tự nhiên nên người ta lắp thêm thấu kính chứa khí Phốt pho màu vàng. Khi tia Laser chiếu vào sẽ tạo nên ánh sáng màu trắng xanh.

Mỗi loại bi đều có từng ưu nhược điểm riêng. Bạn nên đến các cửa hàng độ đèn uy tín để trải nghiệm thực tế!

Các giải pháp độ đèn tăng sáng


Hệ thống chiếu sáng phía trước của ô tô gồm đèn pha và đèn gầm. Vì vậy, khi cần tăng sáng, bạn sẽ can thiệp vào hai bộ phận này. Hiện nay có rất nhiều giải pháp để độ đèn pha và đèn gầm tăng sáng. Mỗi giải pháp đều có từng ưu, nhược điểm riêng. Quý khách hàng hãy tham khảo nhiều nguồn thông tin để góc nhìn đa chiều, đồng thời hiểu rõ về nhu cầu của bản thân và chiếc xe mình đang đi để có giải pháp phù hợp. Nếu cần tư vấn thêm thông tin về các giải pháp độ đèn tăng sáng, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline OtoPro 0815 355 355 để được tư vấn nhanh nhất!

1. Các giải pháp độ đèn pha tăng sáng

Đèn xe nguyên bản là halogen, dùng chóa thường, pha-cos chung 1 bóng

Với cấu tạo đèn pha nguyên bản này, giải pháp thường được áp dụng là độ bi vào chóa, sử dụng bi LED/ bi Laser hoặc Bi xenon. Khi có bi cầu Projector, ánh sáng sẽ có đường cắt rõ ràng, độ chụm tốt, luồng sáng tập trung đi xa, không gây chói người đồi diện.

Nhược điểm của cách này là khi lắp đặt sẽ phải “mổ đèn”, định hình lại choá, bơm keo, lắp giá đỡ… Những công đoạn này đòi hỏi thợ tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm. Mặt khác chi phí mua đèn và lắp đặt cả bộ khá cao, trung bình từ 6 triệu đồng/cặp.

Đèn xe nguyên bản là halogen dùng 2 bóng tách biệt

Giải pháp thường được áp dụng là thay bóng LED ở bên pha và thay bóng xenon ở bên cos.

Đây là cách độ đèn khá đơn giản, chỉ cần thay bóng đèn Halogen bên pha bằng đèn LED, rất thích hợp để nháy đèn xin vượt, xin đường vì đèn LED sáng tức thì, không có độ trễ. Còn khi đi trong phố, bạn vẫn dùng đèn cos xenon bình thường, không gây chói cho người đối diện. 

Nếu nhu cầu cao hơn, bạn có thể độ bi ở cả 2 bên.

Đèn xe nguyên bản là halogen, có bi projetor bên cos

Ở trường hợp này, bạn có thể thay bóng halogen nguyên bản bằng bóng xenon tăng sáng, kết hợp thay bóng LED ở bên pha. Còn nếu nhu cầu cao hơn, bạn nên độ bi ở bên cos để có ánh sáng hiệu quả nhất. 

Đèn xe nguyên bản là đèn LED, có bi cầu

Một số dòng xe như Mazda CX-5, Hyundai Tucson được trang bị đèn LED có bi cầu nhưng mặt cắt không sắc nét, tầm chiếu gần, không có độ rộng. Giải pháp thường được áp dụng là nâng cấp thành bi Led hoặc bi Laser tốt hơn.

Thay đèn pha nguyên bộ

Đèn pha nguyên bộ là đèn pha thiết kế riêng theo form nguyên bản của xe, sử dụng bóng LED hoặc bóng xenon. Lắp đặt rất đơn giản, chỉ cần tháo đèn cũ ra và lắp đèn mới vào, cắm giắc theo xe. 

*Xem các mẫu đèn pha nguyên bộ theo dòng xe

2. Các giải pháp độ đèn gầm tăng sáng

Đèn gầm ô tô (còn gọi là đèn sương mù, đèn phá sương mù) đây là đèn bố trí ở vị trí gần cản trước và cản sau xe (đa phần xe phổ thông chỉ bố trí ở cản trước). Đèn gầm oto có vai trò chiếu sáng cho người lái, cũng như báo hiệu cho các xe đối diện trong điều kiện tầm nhìn hạn chế như sương mù, thiếu sáng. Ưu điểm của đèn gầm là lắp đặt ở gần gầm xe nên chiếu sáng tầm thấp, sẽ không gây chói cho xe đối diện hay người đi đường.

Đa phần các mẫu xe ô tô phổ thông đèn gầm (hay đèn sương mù) chỉ dùng loại Halogen hay sợi đốt, ánh sáng hơi bị hạn chế như Toyota InnovaHonda City,… Do đó nhiều người chọn cách độ đèn gầm xe ô tô để tăng sáng hơn. Một số mẫu xe giá rẻ hay phiên bản giá rẻ bị cắt bỏ luôn đèn gầm như Kia Morning, Hyundai i10… nên chủ xe có thể chủ động độ lắp thêm đèn gầm cho xe.

Bên cạnh độ đèn gầm phía trước, có thể độ thêm đèn gầm phía sau để tăng độ sáng, giúp những xe phía sau nhận biết dễ dàng hơn khi chạy trong điều kiện thiếu sáng.

Hiện nay có các kiểu độ đèn gầm phổ biến:

Độ đèn bi gầm xenon 2 chế độ pha-cos

Độ đèn gầm Bi Xenon cũng có thể tích hợp chế độ tuỳ chỉnh pha cốt để sử dụng linh hoạt ở nhiều điều kiện đường sá khác nhau. Cũng như đèn pha, khi lắp Bi Xenon phá sương mù cần lắp thêm Ballast để kích sáng nhanh cũng như ổn định điện.

Sở dĩ độ đèn gầm không dùng bóng LED hay Xenon mà chỉ dùng Bi LED hoặc Bi Xenon là vì lý do như trên đã đề cập, bóng LED hay bóng Xenon kết hợp với choá truyền thống sẽ tản xạ nhiều, dễ gây chói mắt người đối diện, nên cần có bi cầu Projector để luồng sáng tập trung.

Độ đèn bi gầm LED 

Đèn Bi LED được sử dụng độ gầm khá phổ biến bởi cho ánh sáng tốt, giá cả vừa phải. Độ đèn Bi LED gầm oto có thể kết hợp màu trắng/vàng. Màu trắng sử dụng ở điều kiện bình thường, màu vàng giúp phá sương. Đèn gầm Bi LED có thể tuỳ chỉnh 2 chế độ pha cos như đèn pha.

Các giải pháp độ đèn thẩm mỹ


Độ đèn LED mí

Đèn mí ô tô có nhiều tên gọi khác như đèn demi, đèn định vị ban ngày hay chiếu sáng ban ngày (DRL – Daytime Running Lights). Đây là một loại đèn công suất thấp, đóng vai trò định vị, giúp những xe chạy ngược chiều có thể quan sát nhau trong các trường hợp tầm nhìn không tốt vào ban ngày như trời âm u, sương mù, mưa… Đèn mí (hay đèn định vị) cũng trợ sáng giúp người lái quan sát tốt hơn trong những trường hợp trên và trợ sáng khi lái xe trời tối. Ngoài ra đèn mí còn mang tính trang trí, góp phần nâng cao tính thẩm mỹ ngoại thất xe.

Nếu lắp đèn LED mí ở vị trí cụm đèn pha, bạn có thể chọn 2 giải pháp: lắp trong đèn và lắp ngoài đèn. 

Một số loại LED mí lắp trong đèn có LED mí hạt, LED mí khối. Ưu điểm của cách độ đèn này là nhiều mẫu đa dạng, có thể tùy chỉnh theo sở thích của cá nhân. Tuy nhiên, hạn chế là thời gian thi công lâu, chất lượng LED sau 1-2 năm sẽ bị ố. 

Một số loại LED mí lắp ngoài xe có LED mí silicon, tích hợp đèn xi nhan chạy đuổi. Ưu điểm của giải pháp này là thi công nhanh gọn, lắp đặt dễ dàng.

Ngoài ra, độ đèn LED mí có thể kết hợp ở dưới vị trí đèn gầm tăng sự nổi bật cho xe. 

Độ vòng mắt thiên thần Angel Eye - mắt quỷ đổi màu

Độ LED Angel Eye là kiểu độ đèn LED vòng tròn bao quanh bi cầu, lấy cảm hứng từ các mẫu xe BMW. Kiểu độ này thường kết hơp với LED mắt quỷ đổi màu.

Các giải pháp độ đèn hậu ô tô


Đèn hậu ô tô có cấu tạo đơn giản hơn đèn pha, bao gồm đèn báo rẽ và đèn báo lùi. Giải pháp nâng cấp được nhiều người ưa chuộng là thay bằng đèn hậu nguyên bộ, thiết kế riêng cho từng dòng xe.

*Xem các mẫu đèn hậu nguyên bộ cho từng dòng xe. 

Độ đèn ô tô chuyên nghiệp tại hệ thống OtoPro

Hệ thống độ xe OtoPro là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực độ đèn tại Việt Nam. Trải qua hơn 10 năm có mặt trên thị trường, hệ thống độ xe OtoPro cam kết về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ cùng đội ngũ kĩ thuật dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi có sẵn các mẫu bi pha, bi gầm, đèn pha nguyên bộ, đèn hậu nguyên bộ, bóng LED, bóng xenon đang được ưa chuộng trên thị trường. Quý khách hàng khi đến các cửa hàng OtoPro sẽ được test trực tiếp mọi sản phẩm trước khi lắp lên xe. 

Quý khách hàng có nhu cầu nâng cấp âm thanh xe hơi vui lòng liên hệ hotline OtoPro 0815 355 355 để được tư vấn nhanh nhất! Hoặc đến trực tiếp các chi nhánh OtoPro trên toàn quốc (xem địa chỉ tại đây). 

 

Danh mục